Lẩu cháo cua đồng: Để có lẩu cháo cua đồng thơm ngon, người nấu phải chọn cua đồng tươi, rửa sạch, bỏ yếm, gỡ mai, sau đó giã nát thịt cua, nêm nếm vừa ăn và cho vào nồi nước sôi. Thịt cua sau khi cho vào nồi sẽ tạo thành từng mảng lớn, vị thơm của cua làm ngây ngất lòng người.
Lẩu còn được cho thêm nấm rơm, hẹ …để tăng thêm hương vị. Lẩu cháo cua đồng không được nấu đặc mà phải loãng để người dùng nhúng rau. Rau ăn kèm thì rất đa dạng trong đó có rau má, rau ngót… Cũng có thể xắt sợi củ gừng cho vào bên trong nồi lẩu. Lưu ý đối với lẩu cháo cua đồng không cần dùng kèm với bún hoặc mì.
Lẩu cá linh bông điên điển: Khoảng tháng 8 đến tháng 10 là mùa nước nổi ở Miền Tây. Đây là thời điểm cá linh theo dòng Mê Kông vào lãnh thổ nước ta. Cũng là thời điểm người dân Nam Bộ được ngắn nhìn những bông điên điển mọc quen bờ ruộng đua nhau nở rộ. Tuy chỉ là một món ăn hương đồng gió nội, nhưng lẩu cá linh bông điên điển chinh phục người dùng ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị ngọt, chua thanh của nước dùng. Đặc biệt Đồng Tháp, An Giang… là những nơi nổi tiếng về món lẩu cá linh bông điên điển hơn cả.
Lẩu mắm: Là món ăn dân dã, mang đậm hương vị miền Tây. Người Nam Bộ có bí quyết riêng để tạo nên hương vị độc đáo cho món lẩu. Trong đó, nồi lẩu thường có màu nâu đặc trưng của mắm (có thể là mắm cá sặc hoặc mắm linh) nhưng lại không quá mặn.
Đây là món ăn giàu chất dinh dưỡng vì có sự kết hợp nhiều loại thịt, cá, tôm… Du khách có thể dùng cùng rất nhiều loại rau đồng như: rau đắng, hoa súng, đậu rồng, rau mác…Sau đó, nhúng các nguyên liệu trên vào nồi nước dùng đã có sả, tỏi, ớt băm nhỏ, các hương liệu như hòa quyện vào nhau và cùng tỏa hương thơm quyến rũ.
Lẩu cá kèo lá giang: Có rất nhiều món ăn được chế biến từ cá kèo như: cá kèo nướng muối ớt, cá kèo chiên.... Nhưng nổi tiếng hơn hết lá cá kèo nấu lá giang.
Như những lẩu chua khác, lẩu cá kèo lá giang cũng phải nấu nước dùng trước. Sau đó, cho lá giang rửa sạch vo dập vào nấu cho chín nếm thêm đường, nước mắm, bột ngọt, cốt chanh… cho vừa khẩu vị người dùng. Cá kèo trút vào xoong lẩu nấu cho cá chín lại dùng với bắp chuối bào, rau muống, lá giang để nguyên và bún tươi.
Lẩu hoa đồng nội: Để nấu món ăn này, cần chọn cá lóc đồng, loại cá lóc sống tự nhiên trong các ruộng đồng, thường có thớ thịt săn chắc, ngọt. Cá lóc sau khi đánh vảy sạch nhớ làm kỹ bộ đồ lòng, ướp vào cá một tí nước mắm. Nấu nồi nước trên bếp, thả vào đó vài trái me xanh. Có thể dùng me chín hoặc dùng cơm mẻ để lấy vị chua, tùy vào khẩu vị người dùng. Đến khi nước sôi, hớt bọt kỹ và cho cá vào, nêm vào đó muối, bột nêm, đường cát…
Để đem lại vị thơm đặc trưng thì không thể thiếu các loại rau chuyên nêm cho canh chua như: quế, ngò om, ngò gai… tạo nên hương thơm đặc trưng của lẩu chua. Khi dùng lẩu cần có thêm bát nước mắm nguyên chất, ít ớt. Các loại hoa đi kèm lẩu chua này là: bông bí, bông so đũa, bông điên điển, bông thiên lí, bông lục bình…Lẩu đồng nội với đủ màu của các nguyên liệu, nhìn như vườn hoa xuân khoe sắc.
Du khách đừng quên đặt chân đến Nam Bộ. Để có cơ hội thưởng thức những món lẩu nổi tiếng trong Tour chợ nổi Cái Bè – Cái Răng 2 ngày 1 đêm và Tour Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ 2 ngày 1 đêm. Chúc Quý khách có một chuyến đi nhiều niềm vui và ý nghĩa.
Previous post: Miễn Phí Tham Quan Lễ Hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam Năm 2024
Next post: Đoàn anh Đào Đức Chính đi Cần Thơ – Sóc Trăng – Cà Mau – Bạc Liêu 4 ngày 3 đêm
© Copyright by Dailytravelvietnam 2012 – 2024.
All rights reserved.